Văn hoá truyền thống
Việt kiều Mỹ - Ông Nguyễn Văn Đồng: “ 30 THÁNG TƯ LÀ NGÀY QUỐC HỶ !”
Thứ bảy ,
26/04/2025 |
13:25 GMT+7
Trong không khí thiêng liêng và đầy xúc động cả nước hướng về đại Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), với vinh dự là một trong số nhiều đại biểu kiều bào tiêu biểu từ khắp nơi trên thế giới trở về theo lời mời của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đồng – một Việt kiều Mỹ đang sinh sống tại bang Texas, Mỹ – là gương mặt tiêu biểu, được mời tham dự như một biểu tượng của lòng yêu nước và nghĩa tình sâu nặng với quê hương.
1. Nghẹn ngào khi được Tổ quốc ghi nhận một người con xa xứ
Sinh ra và lớn lên tại làng An Xá xã Lộc Thủy - mảnh đất Quảng Bình giàu truyền thống cách mạng, ông Đồng được du học sang Cộng hòa dân chủ Đức từ năm 1968 khi ông mới 14 tuổi theo chủ trương đào tạo nguồn nhân lực trẻ giúp Việt Nam. Sau đó ông về nước, rồi lại sang Mỹ học và định cư ở đó từ năm 1989. Đã xa xứ hơn ba thập kỷ, dù lập nghiệp thành công và có cuộc sống ổn định cùng vợ và hai người con trưởng thành nơi đất khách, ông Đồng vẫn luôn đau đáu hướng về quê cha đất tổ. Không chỉ nổi bật bởi tình cảm gắn bó, ông còn được cộng đồng người Việt tại Mỹ và trong nước biết đến như một Việt kiều yêu nước, có "tấm lòng vàng".
Trong những năm qua, ông Nguyễn Văn Đồng đã nhiều lần tự nguyện trích một phần thu nhập cá nhân và tích cực vận động kiều bào Việt Nam tại Mỹ cùng chung tay góp sức hướng về quê hương những dịp bị thiên tai bão lũ xảy ra. Đặc biệt, với vai trò là thành viên sáng lập, Chủ tịch Hội Bấm huyệt Diện chẩn Việt – Mỹ, ông và các bạn đồng hành đã quyên góp được hàng trăm nghìn đô la Mỹ gửi về Việt Nam, hỗ trợ công tác y tế cộng đồng, phục hồi chức năng, và giúp đỡ các hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn.

Sinh ra và lớn lên tại làng An Xá xã Lộc Thủy - mảnh đất Quảng Bình giàu truyền thống cách mạng, ông Đồng được du học sang Cộng hòa dân chủ Đức từ năm 1968 khi ông mới 14 tuổi theo chủ trương đào tạo nguồn nhân lực trẻ giúp Việt Nam. Sau đó ông về nước, rồi lại sang Mỹ học và định cư ở đó từ năm 1989. Đã xa xứ hơn ba thập kỷ, dù lập nghiệp thành công và có cuộc sống ổn định cùng vợ và hai người con trưởng thành nơi đất khách, ông Đồng vẫn luôn đau đáu hướng về quê cha đất tổ. Không chỉ nổi bật bởi tình cảm gắn bó, ông còn được cộng đồng người Việt tại Mỹ và trong nước biết đến như một Việt kiều yêu nước, có "tấm lòng vàng".
Trong những năm qua, ông Nguyễn Văn Đồng đã nhiều lần tự nguyện trích một phần thu nhập cá nhân và tích cực vận động kiều bào Việt Nam tại Mỹ cùng chung tay góp sức hướng về quê hương những dịp bị thiên tai bão lũ xảy ra. Đặc biệt, với vai trò là thành viên sáng lập, Chủ tịch Hội Bấm huyệt Diện chẩn Việt – Mỹ, ông và các bạn đồng hành đã quyên góp được hàng trăm nghìn đô la Mỹ gửi về Việt Nam, hỗ trợ công tác y tế cộng đồng, phục hồi chức năng, và giúp đỡ các hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Việt kiều Mỹ
Ghi nhận những đóng góp đầy ý nghĩa ấy, ông Nguyễn Văn Đồng đã nhiều lần được nhận bằng khen, giấy khen từ các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Việc ông có mặt trong dịp kỷ niệm trọng đại 30 tháng 4 năm nay không chỉ là niềm vinh dự của bản thân ông mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với quê hương đất nước.
Ông chia sẻ: Trở lại quê hương trong đợt này tôi rất xúc động. Cũng như bao lần trước, mỗi lần về mỗi lần được chứng kiến sự đổi thay của đất nước nhất là những công trình xây dựng, đường xá giao thông khang trang, hiện đại, nhịp sống của mọi người thật nhân ái nghĩa tình. Với đà này đất nước Việt Nam ta sẽ nhanh chóng trở thành con Rồng châu Á, đại phát triển.
Tôi vinh dự và thật sự nghẹn ngào khi được Tổ quốc ghi nhận tấm lòng của một người con xa xứ. Những năm tháng miệt mài làm thiện nguyện, hôm nay như được sưởi ấm bằng tình đất mẹ. Tôi thấy quê hương không chỉ là nơi mình sinh ra, mà còn là nơi luôn dang tay đón những trái tim cùng nhịp đập hướng về. Giữa âm vang hào hùng của ngày toàn thắng, tôi như muốn hát lên: Cảm ơn Việt Nam – quê hương tôi!
2. Ngày “Quốc hận”???
Chia sẻ về những thông tin trên mạng xã hội có phần lệch lạc - nhiều cá nhân, tổ chức ở hải ngoại vẫn cho rằng ngày 30 tháng 4 là ngày “Quốc hận”, ông Đồng thẳng thắn: Những chia sẻ đó chỉ là số ít, rất ít; bởi như chúng ta đã biết hiện nay Mỹ và Việt Nam đã bình thường hóa từ mấy thập kỷ rồi. Tư tưởng hòa hợp dân tộc, rồi “gác lại quá khứ hướng đến tương lai” thật sự đã mở ra nhiều cơ hội mới rất tốt cho cả hai nước. Những ai là người Việt nên hiểu vấn đề này để thấu được tình cảm quê hương đất nước Việt Nam ta. Tôi ở Mỹ đã nhiều năm, thực sự tôi rất lấy làm cảm kích bởi cộng đồng người Việt luôn hướng về Việt Nam bằng những tấm lòng biết ơn và trân quý, ông Đồng khẳng định. Ông còn nói, ngày 30/4 theo ông đó là ngày “Quốc hỷ” - ngày vui của toàn dân tộc.

Ông chia sẻ: Trở lại quê hương trong đợt này tôi rất xúc động. Cũng như bao lần trước, mỗi lần về mỗi lần được chứng kiến sự đổi thay của đất nước nhất là những công trình xây dựng, đường xá giao thông khang trang, hiện đại, nhịp sống của mọi người thật nhân ái nghĩa tình. Với đà này đất nước Việt Nam ta sẽ nhanh chóng trở thành con Rồng châu Á, đại phát triển.
Tôi vinh dự và thật sự nghẹn ngào khi được Tổ quốc ghi nhận tấm lòng của một người con xa xứ. Những năm tháng miệt mài làm thiện nguyện, hôm nay như được sưởi ấm bằng tình đất mẹ. Tôi thấy quê hương không chỉ là nơi mình sinh ra, mà còn là nơi luôn dang tay đón những trái tim cùng nhịp đập hướng về. Giữa âm vang hào hùng của ngày toàn thắng, tôi như muốn hát lên: Cảm ơn Việt Nam – quê hương tôi!
2. Ngày “Quốc hận”???
Chia sẻ về những thông tin trên mạng xã hội có phần lệch lạc - nhiều cá nhân, tổ chức ở hải ngoại vẫn cho rằng ngày 30 tháng 4 là ngày “Quốc hận”, ông Đồng thẳng thắn: Những chia sẻ đó chỉ là số ít, rất ít; bởi như chúng ta đã biết hiện nay Mỹ và Việt Nam đã bình thường hóa từ mấy thập kỷ rồi. Tư tưởng hòa hợp dân tộc, rồi “gác lại quá khứ hướng đến tương lai” thật sự đã mở ra nhiều cơ hội mới rất tốt cho cả hai nước. Những ai là người Việt nên hiểu vấn đề này để thấu được tình cảm quê hương đất nước Việt Nam ta. Tôi ở Mỹ đã nhiều năm, thực sự tôi rất lấy làm cảm kích bởi cộng đồng người Việt luôn hướng về Việt Nam bằng những tấm lòng biết ơn và trân quý, ông Đồng khẳng định. Ông còn nói, ngày 30/4 theo ông đó là ngày “Quốc hỷ” - ngày vui của toàn dân tộc.

Ông Nguyễn Văn Đồng chụp ảnh cùng Nhà Báo Bùi Công Phiếu, TBT Tạp chí Tinh Hoa Đất Việt và Lương y Nguyễn Thị Tâm, chủ nhà thuốc Ông nội Tâm Nguyễn
Còn nếu như gọi là ngày “Quốc hận” theo ông Đồng, đó phải là các ngày: Liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ súng tấn công vào Việt Nam: ngày 1 tháng 9 năm 1858 tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Sự kiện này mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp vào Việt Nam, kéo dài gần một thế kỷ sau đó.
Ngày thứ 2, là ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (tức ngày 5 tháng 7 năm 1885), tại kinh thành Huế đã xảy ra biến cố Kinh đô thất thủ trước việc thực dân Pháp nổ súng tấn công vào kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết – đại thần phò vua Hàm Nghi – đã chỉ huy quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng không giữ được kinh thành. Sau đó, ông đưa vua Hàm Nghi rút lui lên vùng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến...
Ngày “quốc hận thứ 3” đó là ngày 26/10/1955, Ngô Đình Diệm dưới sự bảo hộ của chính phủ Mỹ chính thức tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa (VNCH), thay thế Quốc gia Việt Nam dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại. Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, hắn đã xóa bỏ Hiệp định Giơ –ne -vơ ở miền Nam Việt Nam; khiến cho dự định tổng tuyển cử cả 2 miền Bắc Nam của Việt Nam không thành, để lại hậu quả chia cắt đất nước và hàng triệu người hy sinh; mà phải 21 năm sau sông Bến Hải, cầu Hiền Lương mới nối liền một dải.
Bởi vậy, ông Đồng chia sẻ: Ngày 30-4-1975 – Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước – không chỉ là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, mà còn là dấu ấn của khát vọng hòa bình, tự do và độc lập mà bao thế hệ người Việt Nam đã kiên cường theo đuổi, làm nên.
Ngày thứ 2, là ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (tức ngày 5 tháng 7 năm 1885), tại kinh thành Huế đã xảy ra biến cố Kinh đô thất thủ trước việc thực dân Pháp nổ súng tấn công vào kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết – đại thần phò vua Hàm Nghi – đã chỉ huy quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng không giữ được kinh thành. Sau đó, ông đưa vua Hàm Nghi rút lui lên vùng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến...
Ngày “quốc hận thứ 3” đó là ngày 26/10/1955, Ngô Đình Diệm dưới sự bảo hộ của chính phủ Mỹ chính thức tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa (VNCH), thay thế Quốc gia Việt Nam dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại. Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, hắn đã xóa bỏ Hiệp định Giơ –ne -vơ ở miền Nam Việt Nam; khiến cho dự định tổng tuyển cử cả 2 miền Bắc Nam của Việt Nam không thành, để lại hậu quả chia cắt đất nước và hàng triệu người hy sinh; mà phải 21 năm sau sông Bến Hải, cầu Hiền Lương mới nối liền một dải.
Bởi vậy, ông Đồng chia sẻ: Ngày 30-4-1975 – Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước – không chỉ là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, mà còn là dấu ấn của khát vọng hòa bình, tự do và độc lập mà bao thế hệ người Việt Nam đã kiên cường theo đuổi, làm nên.
Trần Tâm
Bình luận
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Trưởng thôn Cao Xuân Bồng: LO CHO DÂN ĐỂ PHÚC CHO CON
Cách đây gần chục năm (2016) anh Lê Trung Hà - Chủ tịch xã Hoàng Văn Thụ (nay là Bí thư Đảng ủy xã), nói với chúng tôi: Anh Bồng...
THAM DỰ VÀ KHÁM PHÁ NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC CỦA HỘI LIM
Tiết trời se lạnh. Nắng xuân cũng đã bắt đầu tưới lên những giọt sương long lanh. Hoa đào khoe sắc thắm, lòng người lại rộn ràng hướng...
MÙA XUÂN VÀ “THẾ TRẬN LÒNG DÂN” NƠI BIÊN GIỚI
Những năm qua, Bộ đội Biên phòng – Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có nhiều chủ trương, giải pháp, với những mô hình...
XUÂN YÊU THƯƠNG TỪ NHỊP ĐẬP SÀI GÒN
Những ngày giáp tết Ất Tỵ, giữa bộn bề lo toan “tết nhất”, chị Bùi Kiều Ly vẫn như con thoi đi về giữa thành phố Hồ Chí Minh với các...