Điện thoại:(024) 37823877 - 092.8846879

Tin tức - sự kiện

LẦN ĐẦU TIÊN VIỆT NAM CÓ 2 LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ MẠNG LƯỚI THÀNH PHỐ THỦ CÔNG SÁNG TẠO THẾ GIỚI.

Thứ hai , 17/02/2025 | 15:44 GMT+7
     Tại Lễ đón nhận 2 làng nghề “Gốm sứ Bát Tràng” và “Dệt lụa Vạn Phúc” là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo Thế giới được tổ chức tối ngày 14/2, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định: Thăng Long- Hà Nội vốn nổi tiếng là vùng đất "Địa linh nhân kiệt", là trung tâm văn hóa lớn nhất cả nước không chỉ bởi với các di tích lịch sử, di sản văn hóa mà còn bởi những làng nghề truyền thống.  
    Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Mỗi làng nghề đều mang bản sắc riêng, với những sản phẩm độc đáo như gốm sứ, dệt, thêu, ren, đồ gỗ mỹ nghệ, chế biến nông sản...

                
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội và đại diện Làng nghề Bát Tràng, Vạn Phúc hòa mạng Mạng lưới Thành phố thủ công sáng tạo giới
 
    Cũng theo Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền, đến nay thế giới có 68 làng nghề thuộc 28 quốc gia được công nhận là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo Thế giới. Trong đó, Việt Nam có 2 làng nghề được công nhận, đó là gốm sứ Bát Tràng và lụa Vạn Phúc.

                 
Khai mạc sự kiện, hợp tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ
 
    Lãnh đạo thành phố Hà Nội cam kết, thời gian tới sẽ tiếp tục nỗ lực hợp tác với các tổ chức quốc tế để quảng bá rộng rãi những tinh hoa nghề thủ công của Hà Nội cũng như thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề của Thủ đô.

                  
Phó chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại buổi lễ
 
     Tại buổi lễ, ông Saad al-Qaddumi, Chủ tịch Hội đồng Thủ công Thế giới cho biết, Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tinh xảo, được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế kỷ.

                  
Lễ đón nhận thành viên tham gia mạng lưới Thành phố thủ công sáng tạo thế giới
 
    Theo ông Saad al-Qaddumi, những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã luôn quan tâm và đầu tư để khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống, trong đó có lụa Vạn Phúc và gốm sứ Bát Tràng. Những nỗ lực đã giúp hồi sinh các kỹ nghệ thủ công tinh xảo, đồng thời tạo cơ hội cho người dân phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa.

                  
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc tại chương trình
 
    Được biết, hiện Việt Nam đang tiếp tục đề xuất công nhận thêm các làng nghề truyền thống khác. Ông Saad al-Qaddumi cam kết sẽ tiếp tục đồng hành và hỗ trợ những nỗ lực này của Chính phủ Việt Nam.
Trần Minh Đức
Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ƠN TỔ NGHỀ DỆT HOÀNG TIẾN GAN

    Sáng ngày 28/3/2025, Hiệp hội làng nghề dệt Phùng Xá, huyện Mỹ Đức đã long trọng tổ chức Lễ tri ân Cụ tổ nghề Hoàng Tiến Gan,...

HIỆP HỘI THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VÀ LÀNG NGHỀ HÀ NỘI: 20 năm Hành trình phát triển bền vững và nỗ lực khẳng định vai trò bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống.

    Sáng ngày 22/4/2025 trong không khí của cả nước phấn khởi chào mừng sự kiện 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tại Trung tâm...

Herbalife Việt Nam được Vinh danh Top 50 Doanh Nghiệp FDI Tiêu Biểu Việt Nam tại Giải thưởng Rồng Vàng 2025

    Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2025 – Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, đã được vinh danh...

Festival Tinh Hoa Văn Hoá – Võ Thuật 2025: Hào Khí Dân Tộc Vang Vọng Từ Đất Tổ

Phú Thọ, ngày 6/4/2025 (tức mùng 9/3 năm Ất Tỵ) – Trong không gian linh thiêng của Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, đã diễn ra Festival “Tinh...

DẤU ẤN THIÊNG LIÊNG TỪ MIỀN TRUNG ĐẤT MẸ

    Ba ngày với tâm nguyện hành hương về nguồn, về với các di tích lịch sử thiêng liêng của đất nước để được tri ân công lao...